Theo kết quả khảo sát vừa được công ty công nghệ HiPT công bố từ hoạt động trực tiếp tham gia quá trình xử lý, ứng cứu hệ thống dữ liệu thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức trong nước, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đầu tư đồng bộ cho lĩnh vực an toàn, bảo mật thông tin. Hoặc có quan tâm nhưng còn hời hợt, chắp vá.
Phân tích về sự hời hợt của các doanh nghiệp trong việc triển khai bảo mật thông tin, ông Lê Duy Đạt, Giám đốc Trung tâm Tư vấn hệ thống CNTT tại HiPT cho hay: một số doanh nghiệp Việt Nam còn có tư tưởng “chắp vá” trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, xây dựng hệ thống CNTT với quá nhiều nhà cung cấp giải pháp và hãng sản xuất thiết bị khiến hệ thống phức tạp, dẫn đến vận hành quản trị gặp khó khăn. Trong khi đó, bất kỳ sản phẩm giải pháp nào có lỗ hổng thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Bên cạnh đó, việc rà soát, phát hiện rủi ro tiềm tàng có khả năng gây ra điểm yếu của hệ thống CNNT, đặc biệt là các hệ thống như website, DNS, mail… không được làm thường xuyên; thiếu những giải pháp phòng chống các hình thức tấn công mạng kiểu mới như tấn công có chủ đích (APT).
Thuật ngữ APT (Advanced Persistent Threat) được dùng để chỉ kiểu tấn công dai dẳng và có chủ đích nhằm thu thập thông tin tình báo có tính chất thù địch, đánh cắp dữ liệu, làm mất uy tín của cơ quan tổ chức, phá hoại, gây bất ổn hạ tầng CNTT, viễn thông...
" alt=""/>HiPT: Nhiều doanh nghiệp 'bó tay' trước các cuộc tấn công mạng có chủ đíchTheo số liệu thống kê từ Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), tính tới hết tháng 4/2016, Việt Nam hiện có 4,57 triệu thuê bao Internet cáp quang, gấp 1,6 lần lượng thuê bao Internet cáp đồng, đang ở mức 2,8 triệu thuê bao. Đây là mức tăng trưởng rất nhanh nếu nhìn vào tháng 4/2014, thuê bao mạng cáp quang chỉ đạt khoảng 353 nghìn thuê bao, tháng 4/2015, số lượng này đã tăng gần 3,5 lần lên mức 1,22 triệu thuê bao. Như vậy, từ năm 2014 đến nay, mạng cáp quang mỗi năm tăng từ 3 - 4 lần và đang có xu hướng thay thế mạng cáp đồng.
Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng “phi mã” của thuê bao cáp quang đến từ việc các nhà cung cấp dịch vụ chủ động chuyển đổi hạ tầng từ cáp đồng sang cáp quang ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn cũng như sự cạnh tranh khuyến mãi của các doanh nghiệp đã làm “bình dân hóa” giá cước cáp quang. Nếu như trước đây mức giá cáp quang xấp xỉ khoảng 1 triệu đồng/tháng thì nay giá cước thấp nhất đã xuống dưới 200 nghìn đồng/tháng.
Với FPT Telecom, đơn vị này đang cung cấp 5 gói dịch vụ cho khách hàng hộ gia đình với các mức cước khác nhau. Cụ thể, với gói cước F5, một trong các gói cước phổ thông (băng thông download 16Mbps/băng thông upload 16Mbps), nếu người dùng đóng trước 12 tháng thì mức cước được ưu đãi chỉ còn dưới 200 nghìn đồng.
Còn Viettel Telecom đang có khoảng 6 gói cước cho khách hàng cá nhân từ Fast10 (10Mbps/10Mbps) cho đến Fast40 (40Mbps/40Mbps) với mức giá khuyến mãi trong 24 tháng từ 185 nghìn đồng đến 350 nghìn đồng, giảm khoảng 65 nghìn cho đến 200 nghìn đồng/tháng so với mức giá niêm yết. Bên cạnh đó, khách hàng còn được tặng thêm từ 1-3 tháng sử dụng nếu đóng trước từ 6-18 tháng sử dụng. Thậm chí, tại một số tỉnh thành, Viettel Telecom còn cung cấp gói cước Fast 8 với tốc độ 8Mbps với mức giá khuyến mãi chỉ còn 165 nghìn đồng.
Cuối cùng, VNPT cung cấp gói cước có tốc độ từ 12 Mbps cho đến 14 Mbps cho khách hàng, trong đó nếu khách hàng đóng trước từ 6 - 12 tháng thì cũng được giảm giá xuống dưới 200 nghìn đồng/tháng.
Như vậy, mạng cáp quang từ một dịch vụ dành cho các khách hàng doanh nghiệp hay những khách hàng có thu nhập cao thì nay đã trở thành một dịch vụ “bình dân” với mức giá chỉ tương đương giá dịch vụ ADSL trong khoảng từ 200- 350 nghìn đồng.
![]() |
Cạnh tranh khốc liệt khiến các doanh nghiệp đua giảm giá
" alt=""/>Áp lực cạnh tranh khiến các ISP đua nhau giảm giá cáp quangTrang chủ Bàn Long 3D: http://banlong.360game.vn/
Tham gia fanpage kết nối cộng đồng tại: https://www.facebook.com/banlong3d
BI VI
" alt=""/>Chiêm ngưỡng bộ ảnh cosplay ma mị của các nữ coser xinh đẹp trong Bàn Long 3D